Thông tin tổng quan về du lịch Y Tý
Đầu tiên, trước khi đi sâu tìm hiểu về kinh nghiệm du lịch Y Tý, chúng ta sẽ cùng điểm qua lại thông tin về địa điểm độc đáo này. Y Tý là một xã vùng cao biên giới trực thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách thành phố khoảng 100km. Điều kiện sống vô cùng khó khăn, dân cư thưa thớt, khí hậu có đôi phần khắc nghiệt. Toàn xã chỉ có khoảng 800 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là các dân tộc Mông, Hà Nhì, Dao và Kinh. Vì thế bản sắc văn hóa cũng như ẩm thực nơi đây vô cùng đa dạng.
Được mệnh danh là vùng đất mù sương, Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển, có mây trời bao phủ quanh năm. Cùng với đó là những cánh đồng bậc thang ngút ngàn bất tận, những dãy núi cao hoang sơ hùng vĩ, đôi khi mùa đông lại có cả tuyết rơi.
Chính vì thế phượt Y Tý đã và đang trở thành một xu hướng được nhiều người quan tâm, nhất là những bạn trẻ đam mê xê dịch.
Đặc trưng khí hậu, thời tiết của Y Tý
Khí hậu Y Tý nhìn chung mát mẻ quanh năm, tuy nhiên vào mùa đông thì hơi khắc nghiệt hơn chút. Nhiệt độ có đôi lúc xuống dưới 0ºC, trời sương giá và có tuyết rơi.
Ảnh: traveloka
Vậy bạn nên đi Y Tý lúc nào và du lịch Y Tý mùa nào đẹp? Câu trả lời là tùy thuộc vào thời gian phù hợp mà bạn có thể đi. Nhưng theo kinh nghiệm du lịch Y Tý được nhiều người chia sẻ, bạn nên chọn những thời điểm sau:
- Mùa săn mây: Thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau.
- Mùa hoa đỗ quyên: Khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa nở rực rỡ khắp rừng già Y Tý.
- Mùa nước đổ: Tháng 5 – tháng 6, những cánh đồng lúa đẹp như tranh.
- Mùa lúa chín: Tầm cuối tháng 8 đến cuối tháng 9, có thể kết hợp trải nghiệm các lễ hội mùa thu.
- Mùa tuyết rơi: Mùa đông ở Y Tý có khả năng có tuyết rơi. Do đó bạn có thể để ý thông tin và xếp lịch ‘săn’ tuyết.
Kinh nghiệm du lịch Y Tý - Phương tiện di chuyển và đi lại
Để đến với Y Tý chúng ta cần đi theo 2 chặng. Chặng 1 là từ Hà Nội đến Sa Pa, Lào Cai. Ở chặng này có khá nhiều cách để đi, ví dụ như tàu hỏa, xe khách hay xe limousine.
Thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng (nếu đi xe limousine), 5 tiếng (nếu đi xe khách) và 8 tiếng (nếu đi tàu hỏa). Giá vé ô tô khoảng 250.000 VNĐ. Còn giá tàu khoảng 400.000 VNĐ cho giường nằm mềm khoang 4.
Ảnh: laocaitourism.vn
Chặng thứ 2 là từ Sa Pa, Lào Cai lên Y Tý. Tuy khoảng cách chỉ có 80km nhưng thời gian di chuyển khá lâu, mất cỡ 5 – 6 tiếng. Và chúng ta sẽ phải đi bằng xe máy (có thể thuê hoặc gửi xe từ Hà Nội theo tàu hỏa lên Lào Cai).
Theo kinh nghiệm phượt Y Tý nhiều người chia sẻ, bạn có thể di chuyển theo 2 hướng. Hướng 1: Từ Lào Cai đi Bát Xát, đến Trình Tường rồi lần lượt qua Lũng Pô, A Mú Sung, A Lù và Ngải Thầu – Y Tý. Hướng 2: Từ Lào Cai đi Sa Pa, Mường Hum, qua Dền Sáng đến Y Tý.
Kinh nghiệm du lịch Y Tý – Những địa điểm độc đáo nhất định không được bỏ qua
Cột mốc 92 – Ngã 3 Lũng Pô
Ảnh:nld.com.vn
Ngã 3 Lũng Pô là nơi có con sông Nguyên Giang hòa mình với dòng sông Lũng Pô đổ vào Việt Nam, chính là sông Hồng. Đứng t. rên thượng nguồn sông, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ bức tranh bản làng tuyệt đẹp, nơi những ngôi nhà nằm yên bình bên những thửa ruộng bậc thang xanh mướt một màu.
Dốc A Lù
Sẽ khá vất vả khi đi qua dốc A Lù, nhưng bù lại, bạn sẽ được trải qua mọi cung bậc cảm xúc bởi sự thay đổi chóng vánh của đường xá. Từ đường nhựa đột nhiên sang đường đất, có khi đang từ một con đường rõ ràng bỗng ‘mất tích’ không ai ngờ.
Đó là do địa hình ở đây bị chia cắt bởi núi cao, thấp, nhấp nhô trùng điệp. Giao thông khó khăn. Nhưng cũng chính vì thế mà nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ. Khi Y Tý mùa lúa chín, đứng từ trên cao, nhìn xuống dốc A Lù thấy đẹp tựa như tranh.
Đỉnh Ngải Thầu
Ảnh:chudus.vn
Theo kinh nghiệm du lịch Y Tý được chia sẻ thì đoạn đường đi từ dốc A Lù cho đến Ngải Thầu là một tron những cung đường trong mơ. Đẹp vô cùng, nhất là mùa lúa chín.
Không chỉ thế như đã nói ở trên, Ngải Thầu khí hậu ôn đới quanh năm, mây mù bao phủ. Điều đó khiến cho nơi này trở thành địa điểm lý tưởng để săn mây.
Thung lũng Thề Pả
Tại Thề Pả, có hàng ngàn thửa ruộng bậc thang trải dài uốn lượn, suốt 5km từ Choỏn Thèn đến cầu Thiên Sinh. Thung lũng Thề Pả đã được công nhận là di tích Quốc gia, là nơi sinh sống chủ yếu của người Mông và Hà Nhì.
Đỉnh Lảo Thẩn
Đỉnh Lảo Thẩn là địa điểm luôn có trong mọi tour du lịch Y Tý. Nằm trên độ cao 2.860m, Lảo Thẩn được ví như là nóc nhà của Y Tý với hình thế mạnh mẽ, như một kim tự tháp sừng sững vươn lên giữa trời mây.
Ảnh: Vnexpress
Đây cũng là một nơi hoàn hảo để ‘săn mây’, nơi cho ra đời rất nhiều bức ảnh ‘siêu deep’. Đường lên đây tuy không quá khó nhưng theo kinh nghiệm du lịch Y Tý thì các bạn nên chuẩn bị tinh thần và thể lực thật tốt.
Thôn Lao Chải – Bản Tả Van
Lao Chải – Tả Van nằm bình yên dưới thung lũng, bốn xung quanh là các thửa ruộng bậc thang. Từng thửa từng thửa nối tiếp nhau, tầng tầng lớp lớp kéo dài như chạm tới mây xanh.
Ảnh: Mia
Mỗi khi đến mùa lúa chín cả bản như khoác lên mình một chiếc áo vàng ruộm. Thực sự là một bức tranh tuyệt mỹ giữa nhân gian.
Xã Dền Sáng
Dền Sáng cũng có rất nhiều ruộng bậc thang. Tuy nhiên từ kinh nghiệm du lịch Y Tý nhiều người chia sẻ, ruộng bậc thang ở đây có một nét gì đó rất riêng mà không nơi nào có được.
Đó là do người dân cấy giống lúa địa phương nên khi chín, lúa có màu ánh vàng tự nhiên, có thể nói là sắc vàng rực rỡ nhất ở Lào Cai.
Kinh nghiệm du lịch Y Tý – Những món đặc sản không thể bỏ qua
Nấm hương Y Tý
Mùa nấm hương của Y Tý bắt đầu khoảng tháng 4 – tháng 5. Sau mỗi đợt mưa nấm mọc lên rất nhiều. Nấm mọc hoàn toàn tự nhiên, ăn rất ngon và có thể mua làm qua cho người thân, bè bạn.
Bia Hà Nhì
Đi Y Tý, Lào Cai, nhất định đừng bỏ qua bia Hà Nhì. Đây là dòng bia thủ công truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Nhà nào cũng nấu bia, ủ bia, thường dùng cho dịp lễ Tết và đón tiếp khách quý ghé thăm.
Bia Hà Nhì làm từ men gạo đồ xôi, sau đó để nguội rồi trộn men, ủ trong 15 – 20 ngày, cuối cùng là dùng nước đun sôi đổ vào, chắt ra sử dụng. Cách làm nghe đơn gản nhưng khá cầu kỳ, vị không chỉ ngon mà còn thơm nữa.
Hoàng Sin Cô (Sâm đất Yacon)
Hoàng Sin Cô hay còn gọi là Hà Sin Cô, sâm đất là một loại củ nhìn giống khoai lang nhưng ruột màu vàng. Bên trong giòn ngọt, nhiều nước, có vị thanh mát, ăn sống rất ngon.
Du lịch Y Tý – Ngủ nghỉ ở đâu?
Do là một địa điểm du lịch hấp dẫn nên khi đến Y Tý bạn có thể dễ dàng kiếm được một chỗ nghỉ ngơi. Tuy nhiên đi đâu cũng nên đặt trước phòng để chọn được chỗ như ý, lại không lo bị ảnh hưởng tới lịch trình.
Theo kinh nghiệm du lịch Y Tý thì thường các khách sạn hay homestay ở đây có giá dao động từ 150.000đ – 1.500.000đ/đêm. Một số homestay có thể kể đến như Cô Si, Thảo Nguyên Xanh hay A Hờ...
Lưu ý khi đi du lịch Y Tý
Một kinh nghiệm du lịch Y Tý nhất định không thể bỏ qua là phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trước chuyến đi. Mùa mưa ở Y Tý nói riêng, Tây Bắc nói chung hay bị sạt lở nên phải biết trước để chọn hướng đi cho an toàn.
Tiếp theo đó hãy chuẩn bị sẵn các tư trang cần thiết, nhất là ủng hoặc dép lê. Dùng để đi qua các khu đập tràn, di chuyển những lúc mây mù, trời mưa….
Để thuê xe máy dịch vụ thường yêu cầu CCCD/ CMND, do đó hãy chuẩn bị sẵn các bản photo công chứng, hoặc không hãy mang theo cả hộ chiếu; để đặt ở chỗ thuê xe, còn bản chính CCCD/ CMND mang theo người để trình báo với công an biên phòng khi cần.
Ảnh: dulichchat
Kinh nghiệm du lịch Y Tý cuối cùng là: Để có được những bức ảnh đẹp bạn có thể chụp ở các địa điểm nói trên. Hoặc không thì tranh tủ chụp trên đường từ Y Tý ngược về Ngải Thầu, đoạn 4km chạy lên bản cao trên núi. Từ đoạn này mây rất đẹp, biển mây ngập tràn.
Migo tổng hợp