Cách di chuyển đến Hoàng Su Phì
Bạn có thể lựa chọn xe khách để di chuyển từ Hà Nội lên Hà Giang. Ở bến xe khách Mỹ Đình, có nhiều xe giường nằm có tuyến đi Hà Giang. Thường các xe xuất bến đi vào buổi tối. Bạn nên tìm hiểu về các nhà xe, có thể gọi điện đặt vé trước để chủ động hơn trong lịch trình di chuyển của bản thân.
Khi đã đi xe khách đến bến xe Hà Giang. Để đi đến Hoàng Su Phì, bạn có thể thuê xe máy để đi. Bạn có thể đi ngược với QL2 đến Tân Quang rồi rẽ vào đường DT177 để đi Hoàng Su Phì. Hoặc bạn có thể đi lên cửa khẩu Thanh Thủy rồi đi qua Tây Côn Lĩnh đến Hoàng Su Phì.
Dân phượt thường sẽ di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội lên Hà Giang. Việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân tuy hơi vất vả, nhưng bạn sẽ có được những trải nghiệm rất thú vị. Nếu đi bằng xe máy, bạn đi theo QL2 để đến Hoàng Su Phì. Sau đó, bạn có thể rẽ vào Xín Mần, Bắc Hà tham quan rồi theo đường Yên Bái về Hà Nội.
Các địa điểm lý tưởng để ngắm lúa
Ruộng bậc thang Bản Phùng
Bản Phùng nằm cách trung tâm thị trấn Vinh Quang khoảng 30km, xã này nằm gần biên giới Trung Quốc. Ruộng bậc thang ở đây nằm trên sườn núi dốc đứng nhìn rất ấn tượng. Nơi đây được biết đến với ruộng bậc thang cao nhất ở Việt Nam.
Ruộng bậc thang Hồ Thầu
Hồ Thầu là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Dao đỏ, Ruộng bậc thang ở đây khá đặc biệt, mỗi khoảng sẽ được chừa ra một khoảng rừng rõ để giữ đất đỡ bị sạt lở. Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu cao vút và mênh mông.
Ruộng bậc thang Thông Nguyên
Là nơi hội tụ của 3 dòng suối gồm Phìn Hồ, Nâm Ông và Nậm Khòa. Thông Nguyên bình yên ở giữa lưng chừng núi. Đây được biết đến là địa điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất tại Hoàng Sù Phì.
Ruộng bậc thang Bản Luốc – Sản Sả Hồ
Địa hình núi đất với độ dốc vừa phải nên ruộng bậc thang ở Bản Luốc và Sán Sả Hồ uốn lượn hình cánh cung trông rất đẹp mắt.
Ruộng bậc thang Nậm Ty
Ruộng bậc thang ở Nậm Ty hút hồn rất nhiều du khách khi đến với Hoàng Su Phì, Hà Giang. Ruộng bậc thang ở đây được công nhận là di tích quốc gia.
Các điểm khám phá khác tại Hoàng Su Phì
Tây Côn Lĩnh
Đây là một dãy núi thuộc địa phận của hai huyện là Vị Xuyên và Hoàng Su Phì. Tây Côn Lĩnh nằm trên thượng nguồn của sông Chảy. Đây là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam. Bên dưới chân núi là rừng nguyên sinh, đặc biệt Tây Côn Lĩnh chính là dãy núi linh thiêng của dân tộc La Chí.
Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi
Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất ở khu vực Đông Bắc. Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi thuộc xã Hồ Thầu, vị trí cao nhất của đỉnh núi được tạo nên từ những khối đá lớn. Vào những ngày mưa và sương mù, nơi đây không khác gì chốn bồng lai tiên cảnh. Đặc biệt đến đây bạn sẽ được tham quan hệ sinh thái đa dạng.
Thôn Nậm Hồng, Thông Nguyên
Nằm cách trung tâm của huyện khoảng 40km, đến Nậm Hồng và Thông Nguyên, bạn sẽ được tìm hiểu và khám phá cuộc sống, nét văn hóa của người dân tộc Dao đỏ.
Chợ phiên Hoàng Su Phì
Mang đậm nét đặc trưng của cuộc sống người dân địa phương. Chợ phiên diễn ra vào chủ nhật mỗi tuần tại chân núi Tây Côn Lĩnh. Không ồn ào, tấp nập và nhộn nhịp như ở các khu chợ dưới xuôi. Chợ phiên ở đây là nơi trao đổi, mua bán các vật phẩm sử dụng hàng ngày của người địa phương. Bạn sẽ hiểu hơn về cuộc sống của những người dân tộc khi tham gia chợ phiên tại đây.
Lịch trình du lịch tại Hoàng Su Phì
Ngày 1: Di chuyển từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Quang, Hoàng Su Phì
Ngày 2: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Hà
Ngày 3: Bắc Hà, Si Ma Cai, Lào Cai rồi quay trở về Hà Nội
Lưu ý khi khám phá Hoàng Su Phì, Hà Giang
- Đặt phòng càng sớm càng tốt, nhất là vào mùa du lịch
- Nên lên một lịch trình du lịch cụ thể về điểm dừng, điểm đến và điểm tham quan
- Nếu muốn chinh phục các đỉnh núi, bạn nên chuẩn bị trang phục thoải mái, đủ ấm và có đồ bảo hộ
- Nếu đi xe máy khám phá Hoàng Su Phì, bạn nên kiểm tra xe thật kỹ trước khi chạy. Nên đổ đầy bình xăng và mang theo xăng dự trữ
- Nếu bạn không rõ đường, có thể hỏi người dân địa phương
- Bạn nên chuẩn bị thêm các đồ ăn khô và nước uống để sử dụng khi đi đường
Ảnh: Shutterstock
Migo tổng hợp