Lượt xem 37
Ẩm thực

32 di sản phi vật thể Quốc gia về ẩm thực Việt Nam P4

Phở Nam Định, phở Hà Nội và mỳ Quảng được công nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia hồi tháng 8, nâng tổng số Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia liên quan đến ẩm thực lên 32.

25. Nghề làm bánh tráng Túy Loan (Đà Nẵng)


Nghề làm bánh tráng Túy Loan có lịch sử lâu đời. Hiện, ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang còn 15 hộ gia đình duy trì nghề làm bánh tráng truyền thống, tập trung chủ yếu ở thôn Túy Loan.


Bánh tráng Túy Loan được làm hoàn toàn bằng thủ công và người dân tại làng chỉ làm một loại bánh tráng nướng.

Bánh tráng Túy Loan chủ yếu làm bằng bột gạo và các nguyên liệu khác như mè (vừng trắng), gừng, tỏi, đường, nước mắm, muối..., tạo nên hương vị đặc trưng riêng cho bánh tráng.


Có gì đặc biệt ở làng nghề bánh tráng Túy Loan vừa được công nhận là di sản văn hoá? - Ảnh 11.

Ảnh: Tổ quốc


26. Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer (An Giang)


Người Khmer ở An Giang leo lên ngọn cây thốt nốt, đặt dụng cụ để hứng nước từ cuống hoa. Đây là nguyên liệu để bà con dùng nấu đường, cho ra những mẻ đường, thẻ đường thốt nốt vàng ươm, thơm ngon.


Trải qua thời gian, với kinh nghiệm dân gian truyền đời, bà con huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên nắm giữ những bí quyết thực hành nghề làm đường thốt nốt, làm nên di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng ở địa phương.


Đường thốt nốt là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon như nấu chè, làm dưa cải... nhưng đặc sắc nhất là món bánh bò thốt nốt vang danh.


Độc đáo nghề nấu đường thốt nốt ở Kiên Giang - www.dulichvn.org.vn

Ảnh: Dulich.vn


27. Nghề làm bột gạo Sa Đéc (Đồng Tháp)


Nghề làm bột Sa Đéc có gần 350 hộ sản xuất bột với hơn 2.000 lao động chủ yếu ở xã Tân Phú Đông và Phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.


Nghề làm bột gạo phải trải qua 10 công đoạn như: Lựa chọn tấm (gạo), làm sạch tấm (gạo), xay tấm (gạo), dằn bột, đánh tơi bột, lắng gạn, hớt bột, chia bột, bẻ bột, phơi bột và đóng gói thành phẩm.


Làng bột Sa Đéc - Làng nghề truyền thống hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp

Ảnh: Thám hiểm Mekong


28. Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng (Điện Biên)


Giống như như bánh chưng của người Kinh, bánh chưng gù của đồng bào dân tộc Thái đen hay bánh dày của đồng bào Mông, khẩu xén và bánh chí chọp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Thái trắng ở Điện Biên.


Người Thái quan niệm rằng bánh khẩu xén là món ăn dâng lên tổ tiên, thần linh để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, hạnh phúc.


Bánh khẩu chí chọp thơm ngon loại 1 (túi 1kg) Đặc sản bánh khẩu xén, khẩu  chí chọp (bánh giòn tan) người Thái Mường Lay - Điện Biên | Lazada.vn

Ảnh: Lazada


29. Nghề ướp trà sen Quảng An (Hà Nội)


Bằng bí quyết, kinh nghiệm ướp trà sen từ bao đời truyền lại, người Quảng An đã tạo ra phẩm trà sen quý, có giá trị kinh tế cao.


Các thế hệ “trưởng bối,” những bậc cao niên người làng Quảng An chia sẻ rằng họ dùng hoa sen từ Đầm Trị (trong quần thể Hồ Tây) để ướp trà.


Hiện nay ở Hà Nội có khoảng gần chục nghệ nhân ướp trà sen, mỗi người lại có bí quyết riêng, tùy theo những chiêm nghiệm của họ về hoa sen mà xây dựng các tầng hương cho trà cũng khác nhau.


Trà sen Hồ Tây: Thức quà tinh túy của người Hà Nội

Ảnh: Lao động


30. Phở Nam Định


Ba làng Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc ở xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực được xem là quê hương của phở Nam Định. Phở Nam Định có hương vị đậm đà hơn nhờ cốt nước mắm cá.


Nước dùng phở được chế biến từ xương bò ninh nhừ với đầy đủ gia vị như hành khô, gừng nướng đập dập, thảo quả, hoa hồi, quế, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế...


Phở bò Nam Định đậm hương thịt bò, phong vị mặn mòi từ nước mắm miền biển. Không có nước mắm ngon, dẫu có cho bao nhiêu gia vị, mỳ chính cũng không thể cho ra hương vị phở Nam Định đúng điệu.


Đặc sắc Phở Nam Định

Ảnh: VN hội nhập


31. Mỳ Quảng (Quảng Nam)


Có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc món mỳ Quảng, nhưng đến nay, vẫn chưa ai có thể xác định được món ăn nổi tiếng này có từ bao giờ.


Một số nhà nghiên cứu cho rằng mỳ Quảng có từ thời chúa Nguyễn, kể từ khi hình thành Hội An, một thương cảng sầm uất nhất xứ đàng trong; đặc biệt có sự giao thoa văn hóa giữa người Việt, người Hoa, người Nhật Bản và châu Âu.


Sự độc đáo trong món mỳ Quảng là sự đa dạng trong phong cách chế biến, mùa nào thức ấy, bất cứ sản vật nào như tôm, thịt heo, gà, cá lóc, lươn... cũng có thể chế biến thành nhân mỳ.


Mì Quảng - Món ngon hơn 500 tuổi nhưng chưa bao giờ lỗi thời!

Ảnh: AFamily


32. Phở Hà Nội (Hà Nội)


Theo hồ sơ của Hà Nội, chủ thể của món phở là những cá nhân, gia đình trực tiếp thực hành và nắm giữ những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết chế biến phở; được trao truyền qua nhiều thế hệ.


Nguồn gốc món phở Hà Nội cho tới nay còn nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhiều sử liệu ghi chép lại món “phở” tại Hà Nội được ra đời vào đầu thế kỷ 20. Từ năm 1907-1910, phở vốn là một loại quà rong, được gánh đi rong và rao bán khắp phố phường Hà Nội.../.


Ảnh: Nhân dân


Theo VietnamPlus



.
Có thể bạn cũng thích