Lượt xem 159
Ẩm thực

32 di sản phi vật thể Quốc gia về ẩm thực Việt Nam P3

Việt Nam có một nền ẩm thực phong phú. Từ Bắc vào Nam, mỗi vùng miền mang đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo, từ những món ăn đường phố sôi động đến những bữa tiệc tinh tế, mỗi món ăn đều kể một câu chuyện về nền văn hóa địa phương độc đáo.

17. Nghề làm tàu hũ ky (Vĩnh Long)


Tàu hũ ky, còn gọi là váng đậu hay phù trúc, là một sản phẩm được làm từ đậu nành. Trong quá trình nấu đậu, một lớp đậu mỏng chứa đạm và chất béo sẽ hình thành trên bề mặt nồi sữa đậu. Người ta sẽ vớt lớp màng mỏng này và phơi khô để thành tàu hũ ky.


Tháng 8/2022, nghề làm tàu hũ ky xã Mỹ Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống.


Ảnh: VNN


18. Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương (Thái Nguyên)


Nghề trồng và chế biến chè Tân Cương bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ 20. Đến nay, vùng chè Tân Cương có tổng diện tích trên 1.300ha, sản lượng trên 20.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở ba xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân.


Người dân vùng Tân Cương chú trọng thực hiện quy trình trồng, chăm sóc cây chè theo kinh nghiệm truyền thống từ khâu làm đất, ươm giống, trồng chè đến bón phân, tưới nước, làm cỏ, thu hái, sao chè, đóng gói, bảo quản…, tạo nên chất lượng đặc biệt của vùng chè Tân Cương so với các vùng khác.


Bật mí quy trình chế biến trà Tân Cương đúng chuẩn vi Túy Trà

Ảnh: Túy trà


19. Nghề làm muối ớt Tây Ninh (Tây Ninh)


Nghề làm muối ớt là loại hình nghề thủ công truyền thống đặc sắc của Tây Ninh, có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng-địa phương, trao truyền qua nhiều thế hệ và được cộng đồng người dân Tây Ninh tự nguyện cam kết bảo vệ.


Ngày 14/2/2023, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ra quyết định công nhận Nghề làm muối ớt Tây Ninh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.


Chân dung người phụ nữ đứng sau lò muối tôm đầu tiên ở Tây Ninh

Ảnh: CafeF


20. Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (Cần Thơ)


Trải qua 200 năm phát triển, quy trình sản xuất của bánh tráng Thuận Hưng không có nhiều thay đổi, ngoại trừ người dân có sử dụng thêm một số loại máy móc để hỗ trợ như máy xay bột, máy nạo dừa.


Cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật cần rất nhiều sự sáng tạo, những "nghệ nhân làm bánh" phải điều chỉnh lượng bột sao cho phù hợp, họ phải đong đếm bằng gáo. Mỗi gáo bột tương ứng với một chiếc bánh.


Với những giá trị văn hóa đặc sắc được bà con làng nghề hình thành và duy trì qua nhiều thế hệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia vào ngày 6/3/2023.


Ảnh: VNN


21. Nghề làm bánh chưng, bánh dày (Phú Thọ)


Không gian văn hóa của tục làm bánh chưng, bánh dày ở Phú Thọ trải dài từ nơi bánh chưng, bánh dày được sinh ra là Dữu Lâu đến Hùng Lô, làng Mộ Chu Hạ (nay thuộc thành phố Việt Trì), làng Trúc Phê (nay thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông) và các vùng khác.


Bánh chưng, bánh dày được người Việt ở muôn phương làm nhưng ở Phú Thọ, tục làm bánh chưng, bánh dày trở thành truyền thống văn hóa, phong tục tập quán không thể thiếu trong các ngày lễ, Tết, trở thành lễ hội truyền thống, nghi thức riêng biệt mà không nơi nào có được.


Từ các cuộc thi trong lễ hội làm lễ vật dâng các vị Vua Hùng, dâng Mẫu, dâng các vị thần…, bánh chưng, bánh dày được cộng đồng người dân ở Phú Thọ nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung gìn giữ bảo tồn và lan tỏa, phát triển thành nghề truyền thống.


Ảnh: Dân trí


22. Nghề làm nem Lai Vung (Đồng Tháp)


Nghề làm nem ở huyện Lai Vung ra đời vào khoảng năm 1960. Cách làm Nem Lai Vung nhìn thì đơn giản nhưng đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ của người thợ mới cho ra đúng vị. Và đối với mỗi gia đình sẽ có cách chế biến nem theo bí quyết riêng.


Đầu năm 2024, Nghề thủ công truyền thống "Nghề làm nem" Lai Vung đã được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.


5 đặc sản gây thương nhớ của Đồng Tháp

Ảnh: Đại lý nem Lai Vung Hoàng Khánh


23. Nghề làm tôm khô (Cà Mau)


Nghề làm tôm khô gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân Cà Mau từ lâu đời, gắn liền với lịch sử khai phá vùng đất Cà Mau.


Sản phẩm tôm khô trở thành món ăn truyền thống trong các dịp lễ, Tết của người Nam Bộ nói chung, người Cà Mau nói riêng. Trong đó, món tôm khô dưa kiệu trong ngày Tết Nguyên đán hầu như nhà nào cũng có, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Cà Mau.


Việc thực hành nghề làm tôm khô ở Cà Mau chủ yếu theo hình thức truyền miệng, cầm tay chỉ việc, các công thức thực hành, bí quyết, kinh nghiệm được truyền dạy trong gia đình và đã được duy trì qua nhiều thế hệ.


ORSAFOOD Tôm Khô Cà Mau 400g, 650g, 1kg tôm khô rim tôm khô làm món gì –  orsamart

Ảnh: orsamart.


24. Nghề làm xôi Phú Thượng (Hà Nội)


Nghề làm xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ) được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi Vật thể quốc gia theo Quyết định số 344/QĐ-BVHTTDL ngày 16/2/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


Với hơn 600 hộ gia đình đang theo nghề xôi và 3 cá nhân được phong nghệ nhân, Phú Thượng là làng nghề hiếm hoi vẫn ngày ngày đỏ lửa lại Thủ đô. Mỗi ngày làng Phú Thượng có thể đưa được hàng tấn xôi đi khắp thành phố.


Xôi xéo Phú Thượng chinh phục đất Sài thành

Ảnh: Vietnam Travel


Còn tiếp


Theo Vietnam Plus


.
Có thể bạn cũng thích