Trên chuyến tàu từ Sài Gòn ra Hà Nội, tôi muốn minh họa sự đa dạng này với dự án ảnh chụp “qua cửa sổ” Tàu Thống nhất. Tàu Thống nhất Bắc Nam là một hành trình xuyên lịch sử và thời gian.
Lịch sử đường sắt Việt Nam gắn bó mật thiết với thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp. Tuyến Hà Nội–Sài Gòn (tên ban đầu là Transindochinese — Xuyên Đông Dương) được chính quyền Pháp xây dựng vào năm 1936 nhằm tạo đường liên kết với miền nam Trung Quốc. Mặc dù bị hư hại nặng nề trong Chiến tranh Đông Dương và bị chia cắt làm hai vào năm 1954, tuyến đường sắt lịch sử này đã vực dậy từ đống tro tàn sau năm 1975.



Được xem như một công cụ phát triển quan trọng của đất nước, tuyến Hà Nội–Sài Gòn nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự thống nhất cũng như sự phát triển của Việt Nam. Đất nước đã thoát ra khỏi quá khứ đau thương để bước sang trang mới: một thời kỳ tràn đầy sức sống, nghịch lý, và bí mật, mà một hành trình dài trên đường sắt có thể tiết lộ cho du khách đủ kiên nhẫn và trí tò mò.






Hành trình khung cảnh lướt qua cửa sổ mang lại nhiều bất ngờ. Có khi bên ngoài cửa sổ là bạt ngàn lúa chín, khi là đường bờ biển dài bát ngát xanh thẳm. Lại có lúc tàu đi xuyên qua những vườn rẫy trĩu quả, những vách núi cây cối rêu phong, lúc lại dừng nơi ga xép đìu hiu cô quạnh. Trong đó, chặng đi qua Lăng Cô - đèo Hải Vân được xem là cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam, bởi đây là tuyến đường độc đáo bậc nhất khi một bên dựa vào núi cao sừng sững, một bên hướng ra biển xanh sâu thẳm.


Bạn đã sẵn sàng để khởi hành chưa? Và xin đừng quên, “điều quan trọng là hành trình, chứ không phải đích đến.”
Ảnh: Adrien Jean
Theo saigoneer