Lượt xem 773
Văn hóa

Ba cụm tháp Chăm bạn nhất định phải ghé thăm ở Bình Định

Vùng đất thuộc tỉnh Bình Định ngày nay từng là trung tâm hành chính-kinh tế của Chăm Pa trước khi thuộc về Đại Việt vào cuối thế kỷ 15.

Tháp đôi Quy Nhơn


Trung tâm thành phố Quy Nhơn có Tháp Đôi nổi tiếng và thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Có nhiều tên gọi khác nhau được đặt cho tòa tháp này, thuộc vùng đất Hưng Thạnh, tháp còn được người dân nơi đây gọi là tháp Hưng Thạnh. Được xây dựng từ thế kỉ thứ XII, khi đất nước vẫn còn trong thời kì kháng chiến, Pháp đã đặt cho tháp một cái tên là Tour Khmer.


Xung quanh các góc tháp được trang trí hoa văn tinh sảo, bắt mắt với hình tượng thần Garuda, hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay bằng đá theo tín ngưỡng tôn giáo người Chăm. Kết hợp với đó là tạp chủng đầu voi mình là thân con sư tử được chạm khắc khéo léo, bắt mắt.


Trải qua năm tháng, tháp đã bị tàn phá nhiều bởi những cuộc chiến tranh, bom đạn. Nếu bạn để ý thì cả 2 tòa tháp đều bị mất phần chóp, và sau khi được tu sửa lại thì ngày nay tháp được coi như một địa điểm tham quan thú vị của Quy Nhơn.


Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.



Tháp Bánh Ít


Tháp Bánh Ít là một trong cụm bốn tòa tháp nằm trên sườn đồi được xây vào cuối thế kỷ 11. Kiến trúc tháp tiêu biểu cho giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.


Tuy công trình đã nhiều lần bị cướp phá và không còn di vật gì quý giá, nhưng chúng ta vẫn học được về thẩm mỹ và tín ngưỡng của người Chăm xưa qua các bức tượng thần Shiva trên đỉnh mỗi tháp, các họa tiết hoa lá trên gạch đỏ, và các cột ốp được chạm khắc độc đáo ở tòa tháp chính. Công trình có thể từng là một địa điểm tôn giáo quan trọng của nhà nước Chăm Pa, và ngày nay vẫn là nơi diễn ra nhiều nghi lễ Phật giáo của địa phương.


Từ trên đỉnh tòa tháp lớn nhất hướng đến đường chân trời, ta có thể ngắm nhìn miền quê thanh bình ở phía xa. Khung cảnh ấy vẫn mang vẻ đẹp thân quen của đời sống làng quê Việt Nam. Nhưng chuyến tham quan đã khiến chúng tôi phải ngẫm nghĩ: cách đây hàng trăm năm, những người nông dân làm lụng dưới bóng nắng của những công trình kia đã nói một ngôn ngữ riêng, thờ những vị thần của riêng, là người dân của một quốc gia độc lập khác.


Địa chỉ: Phước Hiệp, Tuy Phước, Bình Định



Tháp Dương Long


Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, cách nội thành Quy Nhơn khoảng 40km, ba tòa tháp đều có mặt hướng Đông, tháp lớn nhất có chiều cao 24m. Các khối đá đã bị hư hỏng ít nhiều, nên các du khách không được tự ý đến gần. Dẫu vây, nhờ vào những lần khảo cứu trước đây, ta biết rằng trong tháp đặt nhiều loại phù điêu hình cây và hoa, động vật và con người. Dựa trên niên đại và phong cách kiến trúc, có thể đoán rằng công trình được xây theo ảnh hưởng của văn hóa Khmer lân cận.


Trên đỉnh của ba tòa tháp là bức tượng đóa hoa sen đang nở rộ dưới ánh mặt trời. Mặc dù có thể nhìn thấy từ mặt đất, nhưng thực sự phải dùng flycam chụp ảnh từ trên cao mới có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của công trình. 


Địa chỉ: Tây Sơn, Bình Định


 

Ảnh: Alberto Prieto

Theo saigoneer

Có thể bạn cũng thích