Về Sóc Trăng

Sóc Trăng, mảnh đất hiền hòa với sự cộng cư, gắn kết lâu đời của ba dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa là một trong những điểm đến đẹp và nên thơ nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


Vùng đất này nổi tiếng với những ngôi chùa Khmer cổ kính mang kiến trúc độc đáo như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, có chợ nổi Ngã Năm với khung cảnh thiên nhiên sông nước yên bình, ẩm thực phong phú và người dân gần gũi, mến thương. 

Thời gian tốt nhất để ghé thăm Sóc Trăng

Sóc Trăng là nơi có khí hậu ôn hòa quanh năm và ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai. Vì vậy, bạn có thể đi du lịch Sóc Trăng vào bất cứ thời điểm nào. Đặc biệt, nếu bạn muốn hòa mình vào không khí sôi nổi của lễ hội đua ghe ngo, thả đèn gió truyền thống thì có thể tới đây vào khoảng tháng 10, tháng 11.

Mùa Khô
(Tháng 12 - 2)

Trời nắng nóng, không khí oi ả

Mùa xuân về trên chợ nổi Ngã Năm

Những ngôi chùa linh thiêng óng ánh trong nắng

Muôn loài chim bay về tổ trong vườn cò Tân Long

Mùa Khô
(Tháng 3 - 5)

Những cơn mưa bất chợt

Thời tiết mát mẻ

Bình minh trên cánh đồng điện gió

Khám phá những cánh rừng ngập mặn

Cây cối tốt tươi, hoa trái đầy vườn

Mùa Mưa
(Tháng 6 - 8)

Thủy triều trên biển

Những cơn mưa ồn ã

Cá tôm tươi rói

Thưởng thức đủ món ngon mùa nước nổi

Vẻ đẹp sông nước ấn tượng

Mùa Mưa
(Tháng 9 - 11)

Thời tiết mát mẻ, dễ chịu

Tham gia lễ hội Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khmer

Văn hóa địa phương giàu bản sắc

Bánh pía sầu riêng mang về làm quà

Phương tiện di chuyển

Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đi xe khách chừng 4 - 5 giờ đồng hồ hoặc nếu sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô thì bạn có thể chạy theo hướng Sài Gòn - Cầu Cần Thơ là tới.
NHỮNG GÌ CẦN BIẾT

Múi giờ

GMT +07:00

Tiền tệ

Vietnamese Dong

Khám phá các địa điểm ở Sóc Trăng

Một sớm rộn ràng tại chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng

Trong guồng quay đời thường, ở những miền quê sông nước, chợ nổi vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân. Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng và cầu đường trên khắp khu vực, việc vận chuyện hàng hoá bằng đường thuỷ có lẽ không còn được ưu tiên như trước. Ở những thành phố với chuỗi cung ứng hiện đại như Cần Thơ, người ta xem các phiên chợ nổi như một địa điểm du lịch hơn là một kênh buôn bán. Dẫu vậy, ở một số địa phương, nét văn hoá sông nước này vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống và kinh tế của người dân. So với chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, chợ nổi Ngã Năm có ít du khách đến tham quan hơn, nhưng không vì thế mà kém phần tấp nập. Trên những chiếc ghe đủ kích cỡ, nông dân và tiểu thương liên tục trao tay nhau vô số mặt hàng: rau củ, gà vịt, xoài mít, gạo thịt, v.v. Sau khi được thu mua, những mặt hàng này sẽ được chở dọc các nhánh sông để phân phối tới các chợ nhỏ khác, đáp ứng nhu cầu của người dân trên toàn khu vực. Để chuẩn bị cho các phiên chợ nổi tại Ngã Năm, bà con tiểu thương phải thức dậy từ lúc rạng sáng. Từ thời điểm đó, các hoạt động buôn bán tấp nập bắt đầu diễn ra, với các thuyền bè chở hàng liên tục ra vào bến. Mỗi chiếc ghe nhỏ là một chiếc gánh hàng rong di động, cung cấp mọi loại mặt hàng. Một cô bán bún cũng có thể là khách hàng của một chú bán rau. Trên con đường kế bên sông, các gian hàng được dựng lên để chuẩn bị đồ ăn sáng và các món nhu yếu phẩm, từ quần áo đến gia vị. Chỉ với một khoản phí nhỏ, chúng tôi đã có thể thuê một chiếc thuyền và đi ngược xuôi trên sông để tham quan khu chợ. Chợ nổi Ngã Năm không phải là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nên những người chúng tôi gặp sáng hôm ấy đều là người dân sinh sống quanh khu vực. Từ chiếc ghe của mình, họ vui vẻ để chúng tôi chụp ảnh, thậm chí vẫy tay chào với vẻ vui mừng rằng có người lại quan tâm đến buổi đi chợ thường ngày của mình. Ảnh: Alberto Prieto Theo Saigoneer

Văn hóa 09/04/2024

Một sớm rộn ràng tại chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng

Nếu đã một lần du lịch miền Tây, có lẽ bạn đã từng ghé thăm các phiên chợ nổi — một nét văn hoá rất đặc sắc của Đồng bằng Sông Cửu Long. Ở vùng đất nơi cuộc sống gắn liền với sông nước, cho đến ngày nay, những phiên chợ trên sông vẫn là những tụ điểm giao thương sầm uất và giàu sức sống.

Đọc tiếp
Ẩm thực · 27/02/2024
Sóc Trăng là mảnh đất có sự giao thoa văn hóa giữa ba dân tộc là Kinh, Khmer và Hoa, điều này đã tạo nên nét đặc sắc, độc đáo về ẩm thực của tỉnh thành này.
Xem thêm
Văn hóa · 13/02/2024
Bao quanh ngôi chùa xây theo lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer là rừng cây sao, dầu cổ thụ, nơi trú ẩn của đàn dơi.
Xem thêm
Loading...